10 ý tưởng content thu hút từ Marketer

Content marketing là một trong những hình thức tiếp thị phổ biến nhất hiện nay. Với ưu điểm chi phí thấp, hiệu quả nhìn thấy trên doanh thu ngay lập tức thì ngày càng có nhiều cá nhân, doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, viết nhiều, viết mãi 1 ngành hàng khiến các bạn dễ rơi vào trạng thái bí ý tưởng content. Vậy làm sao để nguồn ý tưởng content không bao giờ cạn? Luôn sáng tạo được những content hay, hấp dẫn và đánh trúng “insight” của khách hàng? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ những Marketer giàu kinh nghiệm tại MarOn Agency nhé.

ý tưởng content

1. Ý tưởng viết content thường đến từ đâu?

Với kinh nghiệm làm nghề, MarOn nhận thấy nhiều bạn vẫn nghĩ ý tưởng content phải là những thứ thật sáng tạo, bay bổng. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào cảm hứng sáng tạo, bạn sẽ rất dễ rơi vào trạng thái bí idea. Vì không phải lúc nào cũng có đủ hứng sáng tạo, cảm xúc và tâm trạng đủ tốt để có một idea tốt, một bài content hay.

Vậy câu hỏi đặt ra là: Có công thức nào tìm ra ý tưởng viết content hay không?

Câu trả lời là có!

Marketing nói chung và Content Marketing nói riêng là một lĩnh vực đòi hỏi cần đáp ứng được cả 2 yếu tố: Tính logic và Tính cảm xúc. Hay nói cách khác, ngoài chỉ dựa vào cảm hứng sáng tạo, bạn có thể tìm kiếm các ý tưởng content độc đáo, ấn tượng qua các nguồn dưới đây:

1.1.Tìm kiếm ý tưởng content từ chính sản phẩm

Một trong những mô hình nghiên cứu sản phẩm nổi tiếng mà MarOn muốn giới thiệu cho các bạn là Mô hình 5 cấp độ sản phẩm (Five Product Levels Model):

  • Sản phẩm cốt lõi: Là nhu cầu hoặc mong muốn cơ bản mà khách hàng thỏa mãn khi họ mua sản phẩm.
  • Sản phẩm chung: Là phiên bản cơ bản của sản phẩm chỉ bao gồm những tính năng cần thiết để nó hoạt động.
  • Sản phẩm mong đợi: Là tập hợp các tính năng mà khách hàng mong đợi khi mua sản phẩm.
  • Sản phẩm bổ sung: Đề cập đến bất kỳ biến thể sản phẩm, tính năng bổ sung hoặc dịch vụ nào giúp phân biệt sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh.
  • Sản phẩm tiềm năng: Bao gồm tất cả các cải tiến và biến đổi mà sản phẩm có thể trải qua trong tương lai. Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là để tiếp tục gây ngạc nhiên và thích thú cho khách hàng, sản phẩm phải được cải tiến.

Để giúp bạn dễ áp dụng, MarOn sẽ lấy ví dụ với 1 sản phẩm cụ thể là Quán trà sữa:

  • Sản phẩm cốt lõi của Quán trà sữa là cung cấp đồ uống
  • Sản phẩm chung của Quán trà sữa là trà sữa, trà, nước trái cây, không gian quán,…
  • Sản phẩm mong đợi của Quán trà sữa là trà sữa ngon, không gian quán đẹp, nhân viên phục vụ chu đáo,…
  • Sản phẩm bổ sung của Quán trà sữa là ly giấy, ống hút giấy thân thiện với môi trường,…
  • Sản phẩm tiềm năng của Quán trà sữa là một góc check-in đẹp được decor theo trend, dịp lễ đặc biệt,… Nhân viên phục vụ trà sữa kèm theo một câu chúc hay dành tặng cho các bạn nữ nhân ngày 20/10,…

Như vậy, trước khi bắt tay vào nghĩ ý tưởng content, bạn hãy vẽ lại mô hình này và xem thử có thể khai thác thêm, đào sâu hơn các tầng giá trị sản phẩm nào để ý tưởng content không bị đánh giá là “nông cạn”, không làm nổi bật hết giá trị sản phẩm không nhé.

1.2.Nghiên cứu khách hàng để có những idea “gãi đúng chỗ ngứa”

Khách hàng là những người sẽ tiếp xúc với các mẫu quảng cáo, các thông tin giới thiệu về thương hiệu, sản phẩm và trực tiếp sử dụng sản phẩm của bạn. Việc đào sâu nghiên cứu khách hàng không những giúp bạn sáng tạo ra những idea đắt giá mà còn giúp sản phẩm của bạn chạm đúng insight của khách hàng, từ đó dễ dàng thuyết phục họ để lại thông tin và mua sản phẩm.

Muốn tìm ý tưởng content từ khách hàng, trước hết bạn nên hiểu chân dung khách hàng mục tiêu (customer persona) của mình ra sao:

  • Họ là ai?
  • Họ có thói quen, hành vi gì?
  • Sở thích hay quan điểm, tâm lý, tính cách của họ ra sao?
  • Điều gì khiến họ thích thú hay sợ hãi?….

Để trả lời các câu hỏi này, dưới đây là bảng hướng dẫn chi tiết 5 YẾU TỐ QUAN TRỌNG KHI KHẮC HOẠ CH N DUNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU:

 

CÁCH VẼ CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU

STTYếu tốCác câu hỏi nghiên cứu khách hàng
1Nhân khẩu học– Độ tuổi?

– Giới tính?

– Nghề nghiệp?

– Mức thu nhập?

– Vị trí địa lý?

– Tình trạng hôn nhân?

….

2Hành vi– Hành vi liên quan đến thói quen mua sắm sản phẩm: tần suất mua, số lượng sản phẩm trên 1 lần mua, mua vào dịp gì, mua ở đâu,…?

– Hành vi liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội và các kênh tìm kiếm thông tin khác: tìm kiếm sản phẩm qua các kênh truyền thông nào, có thường xuyên mua online không, tham khảo hay bàn luận trong các group nào trước khi mua sản phẩm,…?

3Nhu cầu tâm lý– Về mặt lý tính: Cần tính năng gì của sản phẩm để giải quyết vấn đề gì?

– Về mặt cảm tính: Cần giá trị gì của sản phẩm để thoả mãn mong muốn gì?

– Nhu cầu được xã hội công nhận: Hình mẫu mà khách hàng muốn trở thành/muốn được xã hội nhìn nhận, đánh giá là người như thế nào

4Động lực– Đâu là những tính năng, lợi ích, giá trị mà sản phẩm, thương hiệu cung cấp khiến khách hàng tin tưởng và có thể ra quyết định mua ngay lập tức? Hay nói cách khác, USP (Unique Selling Point) của bạn là gì?
5Rào cản– Điều gì khiến khách hàng lo sợ hay gặp trở ngại trước khi ra quyết định mua sản phẩm?

Ví dụ: Khắc họa chân dung khách hàng cho ngành hàng thời trang nam cao cấp (Thương hiệu thời trang OWEN):

ý tưởng content
Chân dung khách hàng Owen

1.3.Xem đối thủ làm gì và hãy làm tốt hơn thế

Làm marketing hay content marketing thực chất là một cuộc cạnh tranh để giữ phần thắng trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, chiếm lấy 1 vị trí nhất định trong tâm trí của họ.

Người xưa có câu: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” là vậy!

Một trong những cách nghiên cứu đối thủ cạnh tranh rất hiệu quả để tìm ý tưởng content hay là xem và đọc thật nhiều các nội dung của họ, để từ đó rút ra kinh nghiệm:

  • Loại nội dung nào của đối thủ chạy ra nhiều tương tác nhất?
  • Họ thường làm content dưới hình thức nào và cách họ làm là gì: video, ảnh hay postcard,…? Ví dụ: Video thì có thời lượng bao nhiêu, concept video là gì, cách edit video có gì đặc biệt?
  • Tone and Mood của họ sử dụng là gì: Trang trọng lịch sự, trẻ trung, hài hước,…?
  • Các nội dung của họ thường xuất hiện ở đâu, thông điệp là gì?

1.4. Ý tưởng content tự đến – Cách tìm kiếm bị động

Hãy đọc thật nhiều kiến thức về ngành, tìm tòi và khám phá thêm các vấn đề cuộc sống quanh bạn. Nếu được hãy ghi chép lại những thứ bạn ấn tượng, nó sẽ in sâu vào bộ não của bạn. Và giúp ích cho bạn sau này.

2. 10 mẫu ý tưởng content quảng cáo thu hút khách hàng

2.1. Mẫu Content thu hút có xác thực về chất lượng sản phẩm

Niềm tin chính là yếu tố quyết định sự chuyển đổi của khách hàng. Mẫu content dưới đây tập trung vào việc đánh giá về sản phẩm của người đã trải nghiệm sản phẩm đó.

ý tưởng content quảng cáo thu thút

2.2. Mẫu Content hấp dẫn với một câu chuyện

Bản chất của con người là tò mò, vì thế nếu biết cách sử dụng câu chuyện của bạn vào content, khả năng khách hàng dừng lại và đọc hết những gì bạn viết sẽ tăng đáng kể.

ý tưởng content quảng cáo đặc sắc

2.3. Mẫu Content “giật tít”

Những Content “giật tít” rất dễ đánh trực tiếp vào sự phân vân lưỡng lự của khách hàng. Hãy cho họ thấy cái lợi ích và cái “lời” của sản phẩm/ dịch vụ của bạn đem lại, khó có ai có thể cưỡng lại được.

Mẫu Content “giật tít”

2.4. Mẫu Content cảnh báo

Mẫu Content cảnh báo

Nếu bạn đang lướt tin tức giải trí, đột nhiên thấy một bài viết có nội dung cảnh báo, với tâm lý “an toàn” của chúng ta chắn chắn sẽ phải dừng lại để xem bài viết đang cảnh báo về điều gì. Hãy vận dụng khéo léo chiêu thức này lồng ghép vào tiêu đề quảng cáo của bạn.

2.5. Mẫu Content tập trung vào lợi ích cho khách hàng

Mẫu Content tập trung vào lợi ích cho khách hàng

Chúng ta mua bất cứ thứ gì đều để phục vụ nhu cầu của mình, vì sản phẩm/dịch vụ đó có lợi cho mình. Chính vì thế, một Content có thể thể hiện được những lợi ích vượt trội đối với khách hàng chính là content thu hút nhất.

2.6. Mẫu Content cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng

Mẫu Content cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng

Khách hàng luôn luôn tìm đến cái có ích cho họ, và ta cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng. Đó chính là cách để tăng lượng tương tác cho content của bạn.

2.7. Mẫu Content dùng hình ảnh người nổi tiếng

Mẫu Content dùng hình ảnh người nổi tiếng

Người nổi tiếng luôn có số lượng fans và độ uy tín nhất định nếu bạn mượn hình ảnh của người nổi tiếng để đại diện cho thương hiệu của mình, có thể sẽ thu hút được lượng khách hàng thân thiết lớn.

2.8. Mẫu Content có sự hài hước

Mẫu Content có sự hài hước

Sử dụng một mẩu truyện hài, hay những ngôn từ hài hước luôn thu hút sự chú ý của người đọc đồng thời sẽ giúp họ chú ý đến sản phẩm của họ.

2.9. Mẫu content bắt trend

mẫu content bắt trend

2.10. Mẫu Content thu hút mang ý nghĩa nhân văn

Khi một Content quảng cáo mang ý nghĩa nhân văn, vừa có thể chiếm được sự đồng cảm của khách hàng và bạn vừa có thể nhân dịp mốc sự kiện đó để đính kèm quà tặng hay khuyến mãi nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.

Mẫu Content thu hút mang ý nghĩa nhân văn

3. Các công cụ hỗ trợ tìm ý tưởng content hiệu quả

Ý tưởng content xuất phát từ kinh nghiệm, trải nghiệm và sự sáng tạo của bạn. Tuy nhiên, biết cách sử dụng công cụ để tối đa hóa hiệu suất của mình sẽ tốt hơn rất nhiều. Hãy cùng Maron tìm hiểu về các công cụ giúp hỗ trợ tìm ý tưởng content tuyệt vời nhé.

3.1 Google Trends

công cụ tìm ý tưởng content
Google trends giúp bạn khám phá khách hàng đang quan tâm nhiều và điều gì.

Đây là công cụ tìm ý tưởng content hữu hiệu với khả năng hỗ trợ người dùng trong việc xem tần suất các chủ đề, từ khoá và cụm từ cụ thể được truy vấn nhiều nhất trong một khoảng thời gian nhất định.

3.2 Google Search Box

Được biết đến là một công cụ gợi ý từ khoá hay cửa sổ tìm kiếm của Google giúp bạn có khả năng tìm kiếm những từ khoá để lên ý tưởng content mà bạn cần.

3.3 Google Alerts

Google Alerts là công cụ hỗ trợ tìm ý tưởng viết content hoàn toàn miễn phí của Google. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm hay truy vấn các thông tin mới mẻ một cách tự động, hiệu quả và có chọn lọc.

3.4 Ahref

Đối với những người đang làm SEO thì Ahref là công cụ không thể thiếu được bởi nó được xem là một kho dữ liệu khổng lồ không hề thua kém Google. Với công cụ này, bạn có thể phân tích website đối thủ, xây dựng liên kết, nghiên cứu từ khoá,…

3.5 Quora

Nền tảng hỏi đáp cộng đồng được đánh giá cao nhất hiện nay – Quora sẽ giúp bạn có thể đối chiếu được các ý tưởng viết content bằng cách lướt qua tất cả các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực hoạt động của bạn thông qua tìm kiếm nhanh.

3.6 Buzzsumo

công cụ tìm ý tưởng content

Buzzsumo là công cụ hỗ trợ tìm ý tưởng viết content đáng lựa chọn. Với hai công dụng chính là phân tích các nội dung đang giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường và tìm ra các influencers trên thị trường.

3.7 AnswerthePublic

AnswerthePublic là công cụ nghiên cứu từ khoá và chủ đề content trên trình duyệt miễn phí. Với công cụ này, người dùng tạo nên các ý tưởng content từ các chủ đề và câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất trên website.

Trên đây là những thông tin về ý tưởng content mà maron muốn giới thiệu tới bạn đọc. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích tới bạn. Nếu đang cần hỏi đáp kiến thức hoặc tư vấn về dịch vụ hãy liên hệ tới maron qua hotline 0981380929 nhé

Để lại một bình luận